Bệnh cún thường chết vì sự co thắt của các cơ liên quan đến hô hấp, làm bệnh cún khó thở và thiếu oxy. Chó, mèo ở mọi lứa tuổi đều dễ bị ăn phải và ngộ độc thuốc diệt chuột.
1. Nguyên nhân gây ngộ độc thuốc diệt chuột
- Tiếp xúc ngẫu nhiên với chất độc (thường gặp ở mèo)
- Ăn và săn các động vật gặm nhấm
- Chất độc dính trên lông da và con vật chải chuốt vô tình nhiễm độc
2. Triệu chứng ngộ độc thuốc diệt chuột
Sau đây là một số triệu chứng ngộ độc strychnine (ngộ độc thuốc diệt chuột) trên chó mèo:
- Chân co cứng
- Cơ cứng
- Các cơn động kinh không kiểm soát được (đôi khi phản ứng mạnh với ánh sáng hoặc tiếng ồn)
- Các cơn co thắt nghiêm trọng dẫn đến sự cong cứng đầu, cổ và lưng cùng với việc chó mèo bị hạ huyết áp
- Nhịp tim tăng
- Nhiệt độ cơ thể cao
- Thở khó khăn hoặc không thở được
- Con vật bị nôn
3. Chẩn đoán chó, mèo bị nhiễm độc thuốc diệt chuột
Tình trạng ngộ độc thuốc diệt chuột trên chó mèo cần cấp cức ngay. Vậy nên, bạn sẽ cần cung cấp cho bác sĩ thú y nhanh và chính xác về lịch sử sức khoẻ của chó mèo, các triệu chứng bắt đầu, và các sự cố xảy ra trước khi có tình trạng này.
Nếu bạn biết hoặc nghi ngờ rằng con mèo của bạn đã bị nhiễm chất độc, bạn có thể thu thập mẫu chất nôn hoặc phân để đưa cho bác sĩ thú y phân tích ngay lập tức, bác sĩ sẽ có thể điều trị vật nuôi nhanh chóng chính xác và hiệu quả hơn.
Mẫu máu sẽ được lấy và mang đi xét nghiệm, vì chất độc có thể gây độc với các cơ quan khác bên trong cơ thể và làm cơ thể mất đi sự cân bằng, việc điều trị sẽ dựa trên các điều kiện cụ thể, với sự giám sát chặt chẽ và chăm sóc từ các bác sĩ thú y. Các xét nghiệm cần làm bao gồm đếm số lượng máu, sinh hóa máu và xét nghiệm nước tiểu . Sinh hóa máu có thể cho thấy một sự gia tăng bất thường của các loại enzyme ảnh hưởng đến cơ vân và cơ tim, xét nghiệm nước tiểu có thể cho thấy nồng độ protein niệu cao. Bác sĩ thú y cũng có thể lấy mẫu của chất chứa trong dạ dày để phân tích và xác định ảnh hưởng nếu chất độc làm tổn thương niêm mạc dạ dày