Cs1: 304 Lê Duẩn, Đống Đa, HN - 0856 115 115

Cs2: 71 Trần Nhân Tông, HBT, HN - 0968 004 115

Cs3: 14, ngõ 102, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, HN - 0968 004 115

11 / 100

Ghẻ Demodex có tên khoa học là Demodex canis hay còn gọi là mò bao lông, kí sinh trên da của loài chó. Ghẻ Demodex gây bệnh ghẻ trên chó rất khó chữa trị bởi chúng có tính chu kì, hàng năm. Bởi vậy việc tìm hiểu và phòng tránh cho thú cưng khỏi bệnh ghẻ Demodex là một việc làm cần thiết để giữ cho thú cưng luôn có một bộ lông đẹp đẽ xinh xắn và khỏe mạnh.

1. Ghẻ Demodex là gì???

 

Ghẻ Demodex kí sinh trên chó có tên khoa học là Demodex canis. Kí sinh trong nang lông và tuyến bã nhờ dưới da của động vật. Toàn bộ chu trình sống của ghẻ Demodex diễn ra hoàn toàn trên cơ thể động vật. Một chu kì sống của ghẻ mất từ 20-35 ngày.

Ghẻ Demodex có dạng hình mũi nhọn, là “sát thủ” chuyên đào khoét và hút chất dinh dưỡng và dịch nhờn bao lông của kí chủ gây nên những tổn thương nặng nề trên lông và da của con vật. Một số nơi là nơi khu trú thường xuyên của ghẻ Demodex bao gồm: vùng ẩm ướt trên cơ thể như mi mắt, gang và kẽ bàn chân,…

2. Nguyên nhân, con đường truyền lây

Ghẻ Demodex được truyền từ mẹ sang con trong 3 ngày đầu tiên khi con non được sinh ra. Tuy nhiên, nếu sau khi con non được sinh bằng phương pháp mổ lấy thai và không bú sữa mẹ thì con non có khả năng sẽ không bị lây nhiễm do ghẻ Demodex không được truyền qua nhau thai. Trong điều kiện tự nhiên, từ mẹ sang con là phương thức truyền lây ghẻ Demodex duy nhất được ghi nhận.

Ghẻ Demodex có thể lây sang người.

3. Triệu chứng bệnh ghẻ Demodex:

Bệnh có những triệu chứng điển hình của ghẻ Demodex như:

  • Ngứa, gãi gây trầy xước da
  • Rụng lông nặng nề tạo thành những mảng lông dày mỏng khác nhau
  • Da có thể chảy dịch huyết tương lỏng (do tuyến bã nhờn bị ăn sâu) và có mùi hôi đặc trưng khó chịu.

Tuy nhiên, một số triệu chứng cũng có thể gây nhầm lẫn giữa các bệnh khác như viêm da, ghẻ sacortep scabie với bệnh ghẻ demodex. Bởi vậy, khi thấy thú cưng có một vài triệu chứng như trên bạn nên đưa chúng đến các cơ sở thú y để kiểm tra và chẩn đoán từ đó xác định được chính xác bệnh của thú cưng và có phương pháp điều trị sớm và hiệu quả cho cún.

4. Chẩn đoán :

Hiện nay, Phương pháp chẩn đoán đang được sử dung tại các cơ sở và phòng khám thú y là lấy mẫu và kiểm tra bề mặt da của con vật nghi nhiễm bệnh. Phương pháp này khá đơn giản và hiệu quả.

Vậy nên, nếu một ngày khi bạn thấy thú cưng hàng ngày mình vẫn yêu thương chăm sóc rụng lông bất thường hay thường xuyên ngứa gãi thì bạn hãy đưa thú cưng đến ngay các cơ sở thú y để kiểm tra da nhé.

  • Chia sẻ:
0856 115 115