Hành vi tự động và không tự nguyện này là một trong những phản xạ mạnh mẽ nhất của cơ thể để giữ cho họng và đường thở không bị tích tụ chất tiết và vật chất lạ. Đây là một đáp ứng bình thường của cơ thể đối với bất kỳ sự xâm nhập, tắc nghẽn, hoặc bất thường của đường thở. Mọi lứa tuổi và giống mèo đều có thể có hiện tượng ho
1. Các triệu chứng đi kèm với việc ho ở mèo
- Ho
- Ngất
- Thắt lưng co thắt
- Nôn
- Một số bệnh nghiêm trọng sẽ có triệu chứng ho ra máu hoặc ho kéo dài.
2. Nguyên nhân làm mèo bị ho
Một số nguyên nhân gây nên hiện tương ho ở mèo như:
- Các bệnh về đường hô hấp bao gồm các khối u đường hô hấp, nhiễm trùng đường hô hấp (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…)
- Sưng phổi do viêm phổi (viêm phổi do thức ăn xâm nhập vào đường hô hấp)
- Vật chất lạ trong đường hô hấp
- Dị ứng
- Bệnh tim
3. Chẩn đoán mèo bị ho
Để bác sĩ thú y có thể đưa ra chẩn đoán chính xác, bạn cần phải cung cấp một lịch sử toàn diện về sức khoẻ của mèo, các hoạt động gần đây và thời gian xuất hiện triệu chứng.
Hắt-xì và ho thường có thể nhầm lẫn với nhau, do đó bác sĩ thú y sẽ đánh giá và quan sát con mèo của bạn để xác định xem triệu chứng của nó thực sự là ho hay hắt hơi. Các âm thanh có thể rất giống nhau, vì vậy cần tập trung phân biệt. Sự khác biệt rõ ràng để phân biệt là khi hắt hơi miệng đóng kín, trong khi ho, miệng lại được mở ra.
Chất dịch ho và tần suất ho là rất quan trọng trong việc xác định nguyên nhân ho. Bác sĩ thú y của bạn sẽ hỏi bạn về thời gian, chất dịch tiết, tần suất, và đặc điểm ho của con mèo, Vì vậy nếu bạn ghi chép các triệu chứng của con mèo trước khi bạn gặp bác sĩ thú y thì việc tìm ra nguyên nhân bệnh sẽ dễ dàng hơn.
Bác sĩ thú y của bạn sẽ cần phải đánh giá xem liệu ho có dịch tiết hay ho khan. Trong ho ướt (hay ho có dịch tiết), chất bài tiết, dịch và chất nhầy có thể bị trục xuất khỏi đường thở bởi phản xạ ho, trong khi ho khan không như vậy. Khi ho có liên quan đến một số bệnh nguy hiểm, cần phải chẩn đoán chính xác và rõ ràng cẩn thận
Sau khi khám và kiểm tra sức khoẻ ban đầu, bác sĩ thú y sẽ xét nghiệm kiểm tra máu và xét nghiệm nước tiểu. Việc đếm máu có thể cho thấy sự có mặt của các bệnh nhiễm trùng hoặc dị ứng, dựa trên số lượng bạch cầu có trong máu, và xét nghiệm sinh hóa máu có thể cho thấy các enzym gan tăng lên bất bình thường hoặc các bất thường khác có liên quan đến nguyên nhân bên trong cơ thể.
Nếu mèo của bạn cũng bị chảy máu mũi hoặc ho ra máu, các xét nghiệm liên quan đến đông máu sẽ được tiến hành để xác định xem cơ chế đông máu trong cơ thể có hoạt động bình thường hay không. Các công cụ chẩn đoán khác có thể được sử dụng bao gồm chụp X quang, chụp CT và chụp cộng hưởng từ (MRI), tất cả đều rất có giá trị trong việc xác định nguyên nhân ho.
Để có một cái nhìn chi tiết hơn về đường hô hấp, bác sĩ thú y cũng có thể dùng ống kiểm tra thanh quản hoặc máy soi phế quản để xem trực tiếp các bộ phận này. Xét nghiệm phân cũng có thể được tiến hành để kiểm tra xem có sự hiện diện của ký sinh trùng hô hấp trong cơ thể hay không. Bác sĩ thú y cũng có thể lấy mẫu dịch từ hệ thống hô hấp để đánh giá thêm, vì một số loại ký sinh trùng có thể sẽ vẫn còn trên đường hô hấp.
Ho là một hiện tượng khá phổ biết trên động vật, nó như một phản xa của cơ thể đối với các tác nhân bất lợi từ bên ngoài. Tuy nhiên, việc con vật ho có kèm theo các triệu chứng khác có thể là do con vật đang ở trong một tình trạng bệnh lí mà bạn chưa biết. Ở bài viết sau, Bệnh Viện Thú Y Hải Đăng sẽ chia sẻ cùng bạn đọc một số phương pháp điều trị ho trên mèo và cách phòng tránh quản lí mèo bị ho
Chúc bạn và thú cưng luôn khỏe mạnh!