1. Nguyên nhân làm mèo bị nôn mửa
Một số nguyên nhân gây ra nôn mửa cấp tính cho mèo bao gồm:
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
- Nguyên nhân liên quan đến ăn kiêng (thay đổi chế độ ăn kiêng, mèo không tiêu hóa được thức ăn)
- Mèo ăn phải ngoại vật (đồ chơi, dao cạo râu)
- Ký sinh trùng đường ruột (giun, sán,…)
- Suy thận cấp
- Suy gan cấp hoặc viêm túi mật
- Viêm tụy
- Nôn ói sau mổ (phản ứng phụ của thuốc gây mê)
- Nhiễm chất độc và hóa chất
- Nhiễm virus
- Dị ứng với một số loại thuốc điều trị (thuốc điều trị nấm, viêm da,…)
Một số nguyên nhân gây nôn mửa mãn tính bao gồm:
- Viêm đại tràng
- Viêm dạ dày
- Viêm tụy
- Thoát vị hạch
- Chế độ ăn uống (dị ứng thực phẩm hoặc không tiêu hóa thức ăn)
- Ăn phải ngoại vật
- Loét ống tiêu hóa
- Nhiễm giun tim
- Tắc ruột
- Suy thận
- Suy gan
- Rối loạn thần kinh
- Ký sinh trùng
- Táo bón nặng
- Nhiễm độc (như chì)
- Ung thư dạ dày hoặc ruột
Thỉnh thoảng, một số trường hợp mèo nôn mửa thường là bình thường.Tuy nhiên, nôn mửa thường xuyên có thể là một dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng hơn. Hãy đưa con mèo của bạn đến bác sĩ thú y để được khám và chẩn đoán về tình trạng nôn mửa thường xuyên của mèo.
2. Triệu chứng kèm theo khi mèo bị nôn
Nguyên nhân của nôn rất đa dạng và khó có thể chẩn đoán, vì vậy điều quan trọng là phải theo dõi các triệu chứng khác khi con mèo có biểu hiện nôn như
- Tần suất nôn/ngày
- Tiêu chảy
- Hiện tượng mất nước: mắt khô, da mất sự đàn hồi, con vật mệt mỏi
- Bãi nôn có máu hay không
- Giảm cân
- Thay đổi thói quen ăn uống
3. Khi nào bạn cần gặp bác sĩ thú y???
Hãy gặp bác sĩ thú y ngay nếu bạn nhận thấy bất kỳ một trong những triệu chứng nêu trên hoặc việc nôn mửa của con mèo vẫn tiếp diễn dài và liên tục.
Tùy theo tuổi của thú cưng, tiền sử bệnh, khám lâm sàng và triệu chứng cụ thể của con mèo, bác sĩ thú y có thể cho thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhau (xét nghiệm máu, X-quang, siêu âm, xét nghiệm phân) để chẩn đoán chính xác bệnh mà con mèo cưng của bạn đang mắc phải.
4. Một vài gợi ý điều trị mèo bị nôn mửa
Việc đầu tiên phải làm là không cho mèo thức ăn và nước uống cho đến khi nôn mửa đã dừng lại trong hai giờ. Sau đó, nước được cung cấp cho chúng, tiếp theo là một chế độ ăn uống lành mạnh dễ tiêu hóa. Bạn có thể chăm sóc con mèo của bạn như bạn chăm sóc một đứa trẻ bị bệnh và cung cấp thực phẩm tự làm như khoai tây luộc, thịt gà nấu chín không da.
Trong những trường hợp nhất định, con mèo của bạn có thể cần điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch hoặc thuốc chống nôn để giúp kiểm soát nôn.
Tuy nhiên, nếu con mèo nhà bạn gặp phải vấn đề nguy hiểm gây nôn bạn nên gặp bác sỹ thú y để chẩn đoán xác định nguyên nhân gây nôn cũng như đưa ra biện pháp điều trị thích hợp cho thú cưng.
Chúc bạn và thú cưng của bạn luôn khỏe mạnh!!!