Cs1: 304 Lê Duẩn, Đống Đa, HN - 0856 115 115

Cs2: 71 Trần Nhân Tông, HBT, HN - 0968 004 115

Cs3: 14, ngõ 102, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, HN - 0968 004 115

11 / 100

Giun tròn là một loài kí sinh trùng truyền thống trên vật nuôi. Chó là loài đặc biệt mẫn cảm với giun tròn. Ký sinh trùng giun tròn bắt đầu một chu kì bằng việc giao phối và sản sinh trứng trong ruột sau đó trứng theo phân ra ngoài truyền lây cho động vật khác. Một khi trứng đã rời khỏi cơ thể chúng sẽ bám vào các cây thủy sinh trong nước và tìm một cơ thể vật chủ (thường là ốc sên) nơi nó tự tái sinh vô tính thành nhiều bào tử tạo thành dạng ấu trùng giống như túi. Các ấu trùng này đi qua đường máu vào ruột sinh sôi nảy nở thành sán đực và sán cái sinh sản tiếp tục và di chuyển đến các cơ quan bên trong cơ thể để gây bệnh.

1. Nguyên nhân chó bị nhiễm giun tròn

Ký sinh trùng này phổ biến nhất ở những vùng đầm lầy và ẩm ướt . Ký sinh trùng hoạt tính mạnh nhất vào buổi sáng, bên ngoài cơ thể vật chủ vòng đời của giun tròn là 24h, do đó con vật có thể bị nhiễm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày khi vô tình ăn uống thực phẩm có ký sinh trùng này. Đặc biệt là các tháng hè khi các loài ốc sên sinh sôi nảy nở nhiều mang theo kí sinh trùng giun tròn gây bệnh. 

Những con chó dành nhiều thời gian chơi đùa trong nước bẩn mất vệ sinh có chứa ký sinh trùng có nguy cơ cao bị nhiễm giun. 

Cách duy nhất để tránh lây nhiễm là để con chó tránh nguồn nước nhiễm hoặc có thể có kí sinh trùng giun tròn

2. Triệu chứng chó bị nhiễm giun tròn:

  • Ngứa và kích ứng da
  • Tiêu chảy (có thể phân toàn là máu)
  • Nôn
  • Giảm cân
  • Thiếu máunhẹ
  • Tăng protein trong máu
  • Tăng canxi trong máu

3. Chẩn đoán chó bị nhiễm kí sinh trùng giun tròn

Bạn sẽ cần đưa ra một lịch sử toàn diện về sức khoẻ của thú cưng, sự xuất hiện triệu chứng và các hoạt động liên quan gần đây, Chẳng hạn như liệu con chó của bạn có đi bơi trong thời gian gần đây không??.

Một xét nghiệm máu sẽ được tiến hành cho thú cưng của bạn, nhưng cách chuẩn xác nhất để tìm ra ký sinh trùng là lấy một mẫu phân của con chó và kiểm tra nó dưới kính hiển vi để tìm kí sinh trùng.

4. Điều trị chó bị nhiễm giun tròn

Con chó của bạn có lẽ sẽ phải nhập viện nếu có những triệu chứng nặng về đường tiêu hóa như

  • Con chó bị nôn mửa, đi ngoài
  • Mất nước nặng
  • Xét nghiệm máu không bình thường

Đặc biệt, thú cưng cần được tẩy giun và theo dõi tiến triển bệnh dưới sự giám sát của bác sĩ thú y

Sau khi thú cưng được tẩy giun, bác sĩ thú y sẽ lập kế hoạch theo dõi khám lại cho chúng và tiến hành xét nghiệm phân một đến hai tháng sau điều trị để đảm bảo rằng kí sinh trùng được diệt tận gốc

Giun tròn là một loài kí sinh trùng gây nguy hiểm cho động vật đặc biệt là chó, chúng có thể gây nên viêm ruột cấp tính cho động vật nặng hơn có thể gây tử vong do giun bít kín đường ruột gây tắc và xuất huyết. bởi vậy việc tẩy giun sán định kì cho thú cưng là thủ tục thú y bạn không nên bỏ qua giúp thú cưng phòng ngừa các bệnh do giun sán gây nên

Chúc bạn và thú cưng của mình luôn khỏe mạnh!!

  • Chia sẻ:
0856 115 115